Thursday, July 3, 2014

Tại Việt Nam, OTT được biết đến một cách rõ nét từ năm 2012, với sự phổ cập mạnh mẽ của mạng 3G, sự bùng nổ của các thiết bị di động thông minh và các dịch vụ nhắn tin, gọi điện trực tuyến như Viber, Line, KakaoTalk, WhatsApp, Zalo...

 

Cũng vì vậy mà các ứng dụng OTT có số lượng người dùng tăng nhanh một cách chóng mặt. Đơn cử hiện ứng dụng OTT Viber có 175 triệu người dùng chỉ sau một năm ra mắt, ứng dụng LINE có 110 triệu người dùng trên 230 quốc gia chỉ sau 19 tháng ra mắt, Kaokao Talk hiện có 72 triệu người dùng… Tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… các nhà mạng đã bắt đầu bắt tay với các dịch vụ OTT để phát triển và đáp ứng nhu cầu người dùng đang ngày càng tăng cao.

 

 

Thị trường OTT luôn sôi động và ngày càng nóng hơn khi OTT đổ bộ lên cả những thiết bị khác. Một trong số đó là smart tivi. Hàng loạt các sản phẩm smart tivi của Sony, LG, Samsung được sản xuất và ra mắt rầm rộ mỗi năm, tuy nhiên giá thành các sản phẩm này tương đối cao do đó việc sở hữu các thiết bị giải trí hỗ trợ như Android TV Box được người dùng ưu tiên hơn.

Android TV Box và cuộc chơi OTT tại Việt Nam - 1

 

Sau khi kết nối Android box vào TV, bên cạnh chức năng phát video trực tuyến, người dùng có thể cài đặt rất nhiều ứng dụng từ chợ ứng dụng Google Play, xem hàng triệu video clip từ YouTube, nghe nhạc từ những dịch vụ nhạc trực tuyến như Zing MP3, NhacCuaTui...

 

Tại Việt Nam, có vô vàn sản phẩm Android Box được “tuồn” về phục vụ các tín đồ xem phim HD theo đủ con đường khiến sản phẩm này trở nên “hot”. Tuy nhiên chỉ có một vài hãng thực sự đáng tin cậy và chất lượng như Minix Neo (TQ), Hi Media Q (TQ), Live Box (Hàn Quốc).  Minix Neo X5 có cấu hình tiêu chuẩn với chip Rockchip Cortex A9, khe cắm thẻ nhớ SD, hỗ trợ cả chuẩn HTML5 và Flash Player để người dùng có thể xem các video từ YouTube hay các website chia sẻ video streaming khác. Cao cấp hơn có dòng sản phẩm GM282 trang bị chip 4 nhân, 2GB DDR3 RAM và tích hợp Android 4.2.

 

HiMedia có hai phiên bản Q5 và Q10 hỗ trợ dạng chia sẻ nội dung không dây DLNA (Q10), AirPlay và HiShare (Q5). Theo đó, người dùng có thể chia sẻ nhanh nội dung như phim đang xem trên thiết bị di động (smartphone, tablet) lên màn hình lớn của HDTV. Trong khi đó, Vaudi nổi bật vì có tích hợp micro và webcam để người dùng có thể gọi thoại video qua Skype  và có bộ điều khiển từ xa như một bàn phím thu nhỏ cũng là ưu điểm của sản phẩm này.

 

Android TV Box và cuộc chơi OTT tại Việt Nam - 2

Livebox Q là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam không phải “hàng Tầu”, do CMC Telecom nhập khẩu và phân phối độc quyền cho hãng Orange HD đến từ Hàn Quốc. Nằm ở phân khúc trung cấp (cao cấp hơn là Live Box 2 hiện là số 1 trên thị trường), Livebox Q xứng đáng xuất hiện trong phòng khách của bất kì gia đình nào bởi vẻ đẹp bên ngoài và tính năng mạnh mẽ bên trong. Với vi xử lý lõi kép của Cortex, 1GB ram DDR3. Chạy trên nền tảng Android 4.2 cùng sự tối ưu hóa mạnh mẽ cả về phần cứng cũng như phần mềm, Livebox Q dễ dàng thực hiện tất cả các tác vụ giải trí, xem phim online chất lượng HD, lướt web và tất nhiên là sử dụng tốt cho các ứng dụng OTT.  Hai tháng trở lại đây, số lượng sản phẩm Live Box Q bán ra tăng đột biến cho “chiến dịch tẩy chay hàng Tầu” của dân sành công nghệ biến sản phẩm này trở thành “nữ hoàng” Android Box tại Việt Nam.

 

Năm 2014, Android TV Box không chỉ là một đột phá công nghệ phần cứng như năm 2013 nữa mà đang dần hỗ trợ hệ sinh thái công nghệ xung quanh nó một cách mạnh mẽ, đặc biệt là các dịch vụ công nghệ hỗ trợ giải trí và kết nối, góp phần thay đổi cả cách mà chúng ta đang giao tiếp hàng ngày!

 

 

Nguồn: 24h.com.vn

0 comments:

Post a Comment